Tại sao lại có khái niệm Hải sản Sinh Thái?
Người tiêu dùng có thật sự ưa chuộng những sản phẩm Cua Cà Mau có dán chứng nhận hải sản sinh thái (cua sinh thái) hơn Cua Cà Mau thông thường không?
Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành thực phẩm được phát triển nhanh chóng tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Tuy nhiên ngành nuôi trồng này tại Việt Nam lại đang gây tranh cãi vì nhiều tác động xấu mà nó mang lại với những phương thức nuôi trồng ảnh hưởng tới môi trường, chẳng hạn như ô nhiễm trực tiếp nguồn nước do sử dụng chất hoá học, bùng phát dịch bệnh, phá hủy rừng ngập mặn và làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên. Điều này đặt ra vấn đề làm sao để nghề nuôi trồng thủy sản phát triển thật sự bền vững, mà không ảnh hưởng đến những yếu tố xung quanh và mang lại những sản phẩm chất lượng đến người tiêu dùng.
Chứng nhận của bên thứ 3 cho các sản phẩm thủy sản đã được tiến hành từ những năm 1990, đây được xem là một công cụ để giảm thiểu các tác động tiêu cực và tăng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, góp phần gia tăng lợi ích cho xã hội và người tiêu dùng. Mặc dù có rất nhiều nỗ lực thiết lập thị trường cho các sản phẩm thuỷ sản tại việt nam như Tôm sinh thái, Cua sinh thái, tuy nhiên thị phần của những sản phẩm này trên thị trường thế giới lại còn quá nhỏ và chưa được chú ý nhiều, chúng chỉ chiếm khoảng 6% nguồn cung cấp thủy sản toàn cầu (2015) và chỉ ưu thế ở các nước phát triển như Na Uy, Chile và Tây Ban Nha. Ngược lại, các nghiên cứu tập trung vào sở thích của người tiêu dùng hầu hết đều được thực hiện bởi các nước phát triển, nhất là Châu Á – Thái Bình Dương (nơi chiếm khoảng 90% sản lượng thuỷ sản toàn cầu năm 2015). Và các nghiên cứu trên chủ yếu là về các cá có vây chứ không phải là giáp xác hay nhuyễn thể như tôm hay cua, mặc dù tỷ trọng của những loài này cao hơn nhiều đối với cá có vây.
Việc tiêu thụ thủy sản ở các quốc gia Châu Á đang ngày càng gia tăng cùng với sự gia tăng dân số. Năm 2015, Châu Á có mức độ tiêu thụ hải sản lớn nhất với 105,6 triệu tấn (trong số 148,8 triệu tấn – tổng số trên thế giới). Do đó, việc nhắm mục tiêu vào các thị trường thủy sản được chứng nhận sinh thái ở châu Á là điều cần thiết để phát triển bền vững ngành thuỷ sản trong tương lai, trong khi giá ưu đãi của các sản phẩm có chứng nhận sinh thái là động lực lớn cho các nhà sản xuất.
Mục tiêu của việc thiết lập chứng nhận sinh thái đối với các loài hải sản là nhằm nâng cao chất lượng đầu ra của các sản phẩm thuỷ sản cũng hỗ trợ người nuôi trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi ngành nuôi trồng thủy sản bền vững ở khu vực Châu Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
Bước đầu của những giải pháp
Cua và Tôm và Cá là một trong những mặt hàng chủ lực của Việt Nam, với sản lượng 0,55 triệu tấn (2015), đưa VN trở nước xuất khẩu hải sản đứng thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Indonesia. Tuy nhiên, sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành thuỷ sản này đã bị cản trở bởi việc quản lý kém và thiếu quan tâm đến tính bền vững của xã hội và môi trường cũng như chất lượng sản phẩm đầu ra. Hải sản bán ở Việt Nam hầu như là “đồng nhất” (dù có chứng nhận hay không), nên thiếu đi một thị trường riêng dành cho các loại hải sản có dán nhãn sinh thái. Sau một số chính sách được áp dụng, có thể thấy nếu không có giá ưu đãi và trợ cấp của chính phủ cho các sản phẩm nuôi được chứng nhận sinh thái thì người nuôi khó có thể giải quyết được các vấn đề trên. Về lâu dài, khuyến khích thị trường sẽ là một biện pháp thích hợp để xây dựng được một ngành nuôi trồng thủy sản bền vững và nâng cao chất lượng sản phẩm đến với tay người tiêu dùng.
Sở thích của người tiêu dùng
Người tiêu dùng hầu như ưa chuộng những sản phẩm hải sản có dán chứng nhận sinh thái hơn là những hải sản thông thường. Đối với các loại hải sản sinh thái được chứng nhận, người tiêu dùng tin tưởng nhất khi mua hải sản có logo ASC, tiếp theo là GlobalGAP và Naturland, trong khi hải sản có logo VietGAP đứng ở vị trí sau cùng. Việc tăng giá sản phẩm sẽ làm giảm lợi ích của người tiêu dùng và làm giảm khả năng mua hàng. Theo khảo sát, có gần 100% dân số được ước tính thích hải sản được chứng nhận sinh thái, trong khi có khoảng 97% người dân thích hải sản không có nhãn.
Sự không đồng nhất trong sở thích đối với các sản phẩm hải sản có liên quan sâu sắc đến các đặc điểm cá nhân. Đó là tuổi, giới tính và ai sẽ là người đi chợ mua thực phẩm trong gia đình. Và thật bất ngờ khi nam giới, những người khá lớn tuổi lại là người mua thực phẩm và thích ăn hải sản nhiều hơn. Mức độ ưa chuộng các loại hải sản có dán nhãn sinh thái này là cao hơn ở những người không thường xuyên mua. Trong nghiên cứu này, logo VietGAP được người tiêu dùng nhận biết và hiểu rõ nhất nhưng lại có giá bán thấp nhất. Và mặc dù logo ASC có giá cao nhất nhưng lại ít được người tiêu dùng nhận ra.
Đối với các loại hải sản được dán nhãn sinh thái, người tiêu dùng sẵn sàng trả mức giá cao nhất đối với hải sản có nhãn mác ASC (với tôm là khoảng 365 nghìn đồng một kg), tiếp theo là GlobalGAP, Naturland và sau cũng là VietGAP logo (tương ứng là 325, 303 và 256 nghìn đồng một kg). Nhìn chung, người mua hàng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho hải sản được dán nhãn sinh thái, từ 14 đến 123 nghìn đồng một kg (khoảng 6% đến 51%), so với hải sản thông thường. Người tiêu dùng tin rằng họ có thể thúc đẩy ngành thủy sản bền vững hơn bằng cách mua sản phẩm được dán nhãn sinh thái.
Những yếu tố làm nên một thị trường thủy sản sinh thái
Cho đến nay chỉ có một sản lượng nhỏ thủy sản trên thế giới được chứng nhận và chủ yếu là tiêu thụ ở Hoa Kỳ và EU, với mức độ bao phủ ở thị trường Châu Á còn rất hạn chế. Mặc dù thủy sản được sản xuất chủ yếu ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, và khoảng 2/3 sản lượng này cũng được tiêu thụ ở Châu Á. Vậy vai trò của người tiêu dùng Châu Á đối với việc chuyển đổi sang sản xuất thủy sản bền vững là gì ? Qua sở thích của người tiêu dùng Việt Nam đối với các sản phẩm thủy sản sinh thái có thể rút ra 4 kết luận sau:
Thứ nhất: phần lớn người tiêu dùng Việt Nam rất ưa chuộng các sản phẩm làm từ hải sản. Họ cũng cho rằng hải sản được dán nhãn sinh thái có giá trị cao hơn so với hải sản thông thường, do đó họ sẵn sàng trả một mức giá cao hơn cho hải sản được dán nhãn. Những loại hải sản dán nhãn chưa thể được xem là một sản phẩm hoàn hảo để thay thế hải sản thông thường. Việc áp dụng giá ưu đãi đối với các sản phẩm này có thể thúc đẩy sự bền vững của ngành, đồng thời tạo động lực kinh tế cho người nuôi thực hiện các hoạt động tích cực với môi trường. Tuy nhiên, liệu sự hỗ trợ này có đủ để bù đắp chi phí sản xuất tăng lên do sản xuất thủy sản bền vững và gắn chứng nhận hay không?
Thứ hai, những loại nhãn sinh thái này sẽ cung cấp thông tin về các thuộc tính sản xuất và các tính năng của sản phẩm mà người tiêu dùng yêu cầu nhưng sẽ không quan sát được tính hữu cơ hay an toàn cho vật nuôi. Do đó, việc công nhận các chứng nhận sinh thái, các cách thức sản xuất thực phẩm, cùng các tác động môi trường là những yếu tố quan trọng quyết định hành vi mua thủy hải sản được dán nhãn sinh thái. Điều này cho thấy rằng tầm hiểu biết của người tiêu dùng với các chứng nhận sinh thái khác nhau rất cần được cải thiện.
Thứ ba, chứng nhận VietGAP có thể là một tín hiệu tốt cho những người nuôi muốn thực hiện các phương pháp nuôi trồng thủy sản bền vững, và người nuôi cũng sẽ nhận được những hỗ trợ từ chính phủ. Tuy nhiên, một tỷ lệ lớn sản phẩm hải sản của Việt Nam mang chứng nhận VietGAP không được ba thị trường lớn là EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản quan tâm đến. Bước đầu, việc tuân thủ các tiêu chuẩn VietGAP được coi là khả thi nhất do người nuôi sẽ rất khó khăn và tốn kém nếu bắt đầu với các tiêu chuẩn Global GAP hoặc ASC. Một khi nông dân áp dụng VietGAP, họ có thể dễ dàng nâng cấp lên các chứng chỉ quốc tế khác theo yêu cầu của các nước nhập khẩu, với mức phí thấp hơn. Do đó sẽ nhận được sự chấp nhận rộng rãi hơn ở cả thị trường trong nước và quốc tế.
Thứ tư, sở thích cá nhân có ý nghĩa rất quan trọng đối với sản xuất thủy sản. Nhờ đó mà người ta sẵn sàng trả nhiều hơn cho các sản phẩm hải sản được dán nhãn sinh thái. Hiện tại một chiến lược truyền thông là cần thiết để tăng cường sự tham gia của người tiêu dùng vào các sản phẩm thủy sản bền vững.
Việc dán nhãn hải sản sinh thái hoàn toàn có cơ sở phát triển ở Việt Nam. Nhưng còn phải c\ần thêm một vài nghiên cứu thêm như mối quan hệ tương tác giữa nông dân, nhà bán lẻ, người tiêu dùng và các nhà hoạch định chính sách.Những tác nhân chính trong chuỗi giá trị, ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng và sản xuất bền vững.
Trên đây là những nhận xét và đánh giá của Cô Tư Cà Mau đến với mọi người về Hải sản Sinh Thái. Để tìm mua cho mình và gia đình những sản phẩm hải sản chất lượng nhất các bạn có thể ghé qua cửa hàng hải sản của chúng tôi để nhận được những ưu đãi tốt nhất nhé!
Báo cáo gốc: Xuan, B. B. (2020). Consumer preference for eco-labelled aquaculture products in Vietnam. Aquaculture, 736111. doi:10.1016/j.aquaculture.2020.736111.