Bé Mấy Tháng Ăn Được Tôm Cua Cá? Cần Lưu Ý Gì Khi Cho Trẻ Ăn Hải Sản

Bé mấy tháng ăn được tôm cua ca? Những điều cần lưu ý khi cho bé ăn hải sản

Tôm cua cá là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất nên rất tốt cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chọn lựa thời điểm phù hợp để cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Cùng xem ngay giải đáp bé mấy tháng ăn được tôm cua cá để bổ sung chất dinh dưỡng cho bé nhé!

Bé mấy tháng ăn được tôm cua cá?

Theo WHO (Tổ chức Y tế Thế Giới), thời điểm thích hợp để trẻ ăn dặm là 6 tháng tuổi. Bởi vì trong giai đoạn này, hệ tiêu hoá của bé đã phát triển, đạt đến độ phù hợp để chấp nhận các loại thức ăn, ngoài sữa mẹ.

Một số chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị nên cho trẻ ăn tôm, cua, cá từ tháng thứ 7 trở đi. Bởi vì trong tôm, cua, cá có chứa các acid amin có thể gây dị ứng ở một số cơ địa gây dị ứng. Do đó, bố mẹ không nên cho trẻ dưới 7 tháng tuổi ăn các loại hải sản này nhằm phòng tránh trường hợp trẻ bị dự ứng do trẻ nhỏ bị dị ứng sẽ nguy hiểm hơn so với trẻ trên 7 tháng tuổi.

Từ 7 tháng tuổi trở đi là bé đã có thể ăn được tôm cua cá bình thường
Từ 7 tháng tuổi trở đi là bé đã có thể ăn được tôm cua cá bình thường

Lợi ích khi cho trẻ ăn tôm cua cá

Trong tôm, cua, cá có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật khi cho trẻ ăn tôm, cua, cá mà bố mẹ cần biết:

  • Lượng protein trong tôm, cua, cá thường cao hơn so với gia cầm. Bên cạnh đó, chúng cũng chứa các axit amin cần thiết nhằm giúp cho trẻ có thể dễ hấp thu hơn.
  • Đây là loại thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin cao, đặc biệt là các loại vitamin A, D. Chúng là những chất dinh dưỡng vô cùng cần thiết cho sự phát triển xương, hỗ trợ cho hệ tiêu hoá cũng như chức năng ruột.
  • Tôm, cua, cá còn là loại thực phẩm có chứa mucopolysaccharide, góp khả năng ngăn ngừa, chống ung thư nên rất tốt cho trẻ.
  • Loại thực phẩm này còn có chứa các chất điện giải, khoáng chất như photpho, Iốt, kẽm, canxi có tác dụng đảm bảo cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
Những lợi ích vượt trội khi cho trẻ ăn tôm cua cá
Những lợi ích vượt trội khi cho trẻ ăn tôm cua cá

Cách chế biến tôm cua cá hợp vệ sinh cho trẻ

Dưới đây là tổng hợp các cách chế biến tôm cua cá hợp vệ sinh, rất thích hợp để nấu cho trẻ, bạn hãy cùng khám phá nhé!

Chế biến tôm

Đối với tôm, bạn nên mua tôm tươi, loại bỏ phần đầu tôm, tách vỏ tôm, đuôi tôm và bỏ phần chỉ đen dọc lưng tôm. Sau khi đã sơ chế xong, bạn hãy mang đi luộc, hấp hoặc xay nhuyễn để nấu chung với cháo. Trước khi cho trẻ ăn, bạn cầm đảm bảo tôm đã chín hoàn toàn, con tôm sẽ cuộn tròn giống chữ C, chuyển sang màu hồng cam.

Chỉ lấy phần thịt tôm chế biến cho bé để đảm bảo chất lượng và an toàn cho hệ miễn dịch non nớt của trẻ
Chỉ lấy phần thịt tôm chế biến cho bé để đảm bảo chất lượng và an toàn cho hệ miễn dịch non nớt của trẻ

Chế biến cua

Bạn nên mua những con cua còn sống, có mai cứng, yếm chắc và càng khoẻ. Sau đó, hãy dùng bàn chải chà sạch đất cát, rong rêu bám trên mai cua. Tiếp đến, hãy tách mai cua, loại bỏ phần mang, phổi, gạch cua rồi luộc cho cua chín kỹ và an toàn. Cuối cùng, bạn hãy tách lấy thịt cua để cho bé ăn, tránh cho trẻ ăn gạch cua và tránh ăn quá nhiều cua cùng lúc.

Luộc hoặc hấp cua là quá trình chế biến giữ nguyên giá trị dinh dưỡng cho bé
Luộc hoặc hấp cua là quá trình chế biến giữ nguyên giá trị dinh dưỡng cho bé

Chế biến cá

Khi mua cá để chế biến thức ăn cho trẻ, bạn nên chọn những con cá sống, có mắt trong, mang đỏ tươi, vảy sáng bóng và có thịt chắc. Sau đó, bạn hãy mang rửa sạch cá dưới vòi nước, loại bỏ đầu, đuôi, ruột, mang và làm sạch vây cá. Tiếp đến, bạn hãy hấp chín để đảm bảo chất dinh dưỡng và hương vị tự nhiên có trong cá. Cuối cùng, bạn hãy gỡ thịt cá, loại bỏ xương cá để tránh làm trẻ bị hóc xương.

Cần khử kỷ mùi tanh đặc trưng của cá và loại bỏ xương để tránh trẻ bị hóc khi ăn
Cần khử kỷ mùi tanh đặc trưng của cá và loại bỏ xương để tránh trẻ bị hóc khi ăn

Lượng tôm cua cá vừa đủ cho trẻ ăn một ngày

Khi cho trẻ ăn tôm, cua, cá, bố mẹ cũng nên sử dụng một liều lượng vừa phải, phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều trong cùng lúc nhằm tránh gây nên tình trạng rối loạn tiêu hoá ở trẻ, cụ thể:

  • Đối với trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi: Bố mẹ nên cho trẻ ăn từ 20-30g tôm đã bỏ vỏ/ngày. Bố mẹ có thể nấu với cháo, mỗi tuần có thể cho trẻ ăn từ 3 đến 4 bữa.
  • Đối với trẻ từ 1 đến 3 tuổi: Bố mẹ có thể cho trẻ ăn tôm, cua, cá với mì, bún, súp hoặc cháo với định lượng khoảng từ 30 đến 40g.
  • Đối với trẻ từ 4 tuổi trở lên: Bố mẹ có thể cho trẻ ăn từ 1 đến 2 bữa mỗi ngày, mỗi bữa ăn không quá 60g tôm, cua, cá.
Tổng hợp lượng tôm, cua, cá phổ biến, thích hợp cho trẻ dùng trong ngày
Tổng hợp lượng tôm, cua, cá phổ biến, thích hợp cho trẻ dùng trong ngày

Cần lưu ý điều gì khi cho trẻ ăn tôm cua cá

Tôm, cua, cá là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, sau khi cho trẻ ăn các loại hải sản này, bạn cũng cần lưu ý:

  • Không cho trẻ ăn nếu trẻ có dấu hiệu bị dị ứng hoặc mẫn cảm với hải sản. Bởi vì tình trạng dị ứng có thể gây các triệu chứng nguy hiểm cho trẻ. Do đó, bạn chỉ nên cho bé dùng một lượng ít và quan sát phản ứng, nếu trẻ không có bất kỳ phản ứng nào thì mới tăng dần lượng hải sản trong thực đơn.
  • Khi cho trẻ ăn tôm, cua cá, bố mẹ nên cho trẻ ăn các món hấp vì khi hấp, chất dinh dưỡng trong thực phẩm sẽ được giữ nguyên.
  • Không cho trẻ ăn tôm, cua, cá không tươi vì dễ khiến chúng bị ngộ độc thức ăn. Đồng thời, cũng không nên cho trẻ ăn đồ đông lạnh, các thực phẩm tích trữ trong tủ lạnh trong thời gian dài.
  • Chỉ nên cho trẻ ăn từ 3 đến 4 buổi thực phẩm có chứa tôm, cua, cá trong 1 tuần. Tránh cho trẻ ăn quá nhiều gây mất cân bằng dinh dưỡng và bị tích trữ kim loại nặng.
  • Khi cho trẻ ăn tôm, cua, cá, hãy cho chúng ăn trong buổi trưa bởi vì trong hải sản có chứa khá nhiều protein, canxi và Natra. Đồng thời, bố mẹ cũng nhớ bổ sung thêm nước để trẻ dễ tiêu hóa, tránh mất cân bằng dinh dưỡng.
Chỉ nên cho trẻ ăn thử một lượng ít hải sản và quan sát phản ứng vì có nhiều trẻ có thể bị dị ứng với hải sản
Chỉ nên cho trẻ ăn thử một lượng ít hải sản và quan sát phản ứng vì có nhiều trẻ có thể bị dị ứng với hải sản

Thông tin trên đây đã giải đáp chi tiết thắc mắc bé mấy tháng ăn được tôm cua cá. Hy vọng qua bài viết trên, bố mẹ sẽ chọn lựa thức ăn phù hợp nhằm đảm bảo được chế độ dinh dưỡng và đảm bảo sự an toàn cho trẻ nhỏ.

Liên hệ Cô Tư Cà Mau theo số Hotline 0961717730 để đặt mua cua ngon, chất lượng, giá tốt cho gia đình nhé!

Giỏ hàng
Lên đầu trang